Từ một cô gái yêu vẻ đẹp của áo dài truyền thống, chị Phạm Thị Anh (SN 1987) đã từng ngày hoàn thiện kỹ năng của bản thân để trở thành một nhà thiết kế, may áo dài chuyên nghiệp. Từ một nghề đơn thuần chỉ để mưu sinh, sau những tháng năm miệt mài...
Giờ đây chị đã được sống bằng đam mê của chính mình.
“Không gian áo dài” đậm dấu ấn thủ công
Lan tỏa áo dài Việt ra thế giới
Sinh ra tại huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chị Phạm Thị Anh đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để làm giàu nhờ sự cần cù, chịu khó. Sau bao nỗ lực trên con đường sự nghiệp, chị giờ đã thành công làm chủ Thương hiệu Áo dài Anh Phạm.
Chị Phạm Anh chia sẻ: "Nhớ lại trước đây do cuộc sống khó khăn nên mình chỉ cần một nghề mưu sinh. Bởi vậy mình học may và trở thành một người thợ may bình thường, may một sản phẩm được trả tiền công không đáng bao nhiêu. Nhưng mình không nản lòng, mình yêu âm thanh của chiếc máy may và yêu bụi phấn khi cắt may cho khách. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của bản thân, mình đã từ một người thợ may bình thường trở thành nhà thiết kế áo dài".
Các mẫu sản phẩm áo dài của chị được khách hàng đón nhận và rất nhiều người trở thành khách ruột của chị
Từ việc tự mày mò học hỏi rồi chị lại tiếp tục "khăn gói" theo học các lớp đào tạo thiết kế chuyên nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM một cách bài bản. Học xong, chị thực hành rồi lại tiếp tục học.
"Tôi học qua bạn bè, học trên tạp chí, học qua mạng và tự điều chỉnh phom dáng sao cho chuẩn. Đam mê áo dài cứ thế thôi thúc tôi phải tiến về phía trước. Từ những thiết kế đơn thuần, tôi dần sáng tác những thiết kế độc lạ, tinh tế để làm sao mỗi phụ nữ đến với thương hiệu Anh Phạm đều trở nên đẹp nhất, hài lòng nhất" - chị Phạm Anh nói.
Trong suốt quá trình khởi nghiệp đầy gian nan thử thách, đến nay, chị Phạm Anh tự tin là nhà thiết kế có thể "thách thức" mọi vóc dáng, từ gầy gò đến mĩm mĩm, chinh phục mọi khách hàng khó tính nhất. Trong từng đường cắt may, chị đã nhanh chóng thực hiện một cách chính xác do hiểu rõ khách hàng, biết khách hàng muốn gì. Điều này chính là một "điểm cộng" của nhà thiết kế Anh Phạm.
Hai mươi năm gắn bó với áo dài, chị Phạm Anh không thể kể hết những thăng trầm của nghề, nhưng mọi chướng ngại đều không thể lay chuyển được chị rời bỏ chiếc máy may và niềm đam mê với áo dài.
Không phải người thợ nào cũng đủ kiên nhẫn và tâm huyết để vượt qua khó khăn khi mới làm quen với nghề may áo dài
"Người ta nói "một nghề thì sống" quả rất ứng nghiệm với mình. Suy tính ban đầu của mình là làm việc gì đó để nuôi sống bản thân vì mình mồ côi mẹ từ nhỏ, cuộc sống lại không suôn sẻ. Cho đến lúc này, với 20 năm chỉ theo đuổi một nghề, mình đã có thể tự hào đi đến thành công. Nó không chỉ là kinh tế, tiền bạc, mà còn là đam mê được nuôi dưỡng, hình thành, cho mình động lực trong cuộc sống", chị tâm sự.
Bí quyết thành công:
Cắt may là một nghề khó, đòi hỏi người đến với nghề cần có chữ duyên, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Bởi vậy, không phải người thợ nào cũng đủ kiên nhẫn và tâm huyết để vượt qua khó khăn khi mới làm quen với nghề may áo dài.
Chị cũng cho biết, tuy bắt đầu với mục đích mưu sinh, nhưng sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu sâu, dần dần chị đã bị cuốn hút bởi những giá trị thẩm mỹ đến từ văn hóa truyền thống.
Thôi thúc chị rồi dần cuốn chị đi tới những giá trị cao đẹp hơn trong nghề. Chính điều đó đã giúp chị vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và khẳng định "thương hiệu" riêng của bản thân.
Nguồn: báo phụ nữ